Trường công CLC, lạm thu, dạy trước chương trình

1) Trường công CLC và sai lầm về chính sách XH:
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/truong-cong-chat-luong-cao-va-sai-lam-ve-chinh-sach-xa-hoi-772823.htm

2) Lạm thu và dạy trước chương trình:
http://tuoitre.vn/Giao-duc/566086/kiem-soat-lam-thu-va-day-truoc-chuong-trinh.html
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ha-noi-4-khoan-thu-dau-nam-hoc-moi-ma-phu-huynh-can-biet-772829.htm
-----------------
Cụ thể:
1)

(Dân trí) - Vấn đề xây dựng trường công chất lượng cao đang là đề tài “nóng” trên các diễn đàn giáo dục thời gian gần đây. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, hiện đang giảng dạy tại ĐH Toulouse (Pháp) đã gửi tới Dân trí bài viết thể hiện quan điểm của ông về vấn đề này.
 >> “Ngân sách không để dành riêng đầu tư cho con nhà giàu”
 >> “Ngân sách không để dành riêng đầu tư cho con nhà giàu”

Một lẽ tự nhiên trên thế giới, là các trường khác nhau thì có thể có chất lượng khác nhau. Trong đó có những trường được đánh gía là chất lượng cao (tương đối, trong một nhóm nào đó), thậm chí có những trường có thể xếp vào loại elite, tức là có chất lượng đặc biệt cao, ví dụ như trường University of California Berkeley ở Mỹ, hay trường ĐHQG Moskva mang tên Lomonosov ở Nga. Trong số các trường phổ thông công cũng có những trường có thể được xếp vào loại elite, ví dụ như trường chuyên toán ĐHTH (nay là trường chuyên ĐHQGHN) có thể coi là một trường PTTH elite ở Việt Nam.

Các trường công chất lượng cao và elite có thể có vai trò rất tích cực trong xã hội, làm “đầu tầu” đào tạo những học sinh ưu tú nhất sẽ có đóng góp nhiều nhất cho xã hội trong tương lai, và là tấm gương để các trường khác học tập. Tuy nhiên, để có thể đảm nhiệm được vai trò tích cực đó, nó phải tuân theo một chính sách xã hội tốt về việc ưu tiên đầu tư công trong giáo dục.

GS Nguyễn Tiến Dũng (giữa)
GS Nguyễn Tiến Dũng (giữa)

Từ quan điểm xã hội, những diện học sinh đáng được ưu tiên đầu tư công nhất là:
1. Học sinh có năng khiếu đặc biệt (vì họ sẽ trở thành những người xuất sắc đóng góp được nhiều cho xã hội về sau)
2. Học sinh con nhà nghèo (để giảm thiểu hố ngăn cách phân biệt giàu nghèo trong xã hội, giúp cho con em nhà nghèo cũng có điều kiện phát triển)
 
Đặc biệt, những học sinh thuộc diện thứ 3, là giao của hai diện trên, tức là vừa giỏi vừa con nhà nghèo, càng cần được nhà nước quan tâm ưu tiên đầu tư. Ví dụ như ở Pháp, học sinh sinh viên nghèo và học hành tử tế thì có thể được xin thêm trợ cấp xã hội (ngoài việc học miễn phí, áp dụng với hầu hết học sinh sinh viên ở các trường công). Và sinh viên nào thi đỗ trường elite như Ecole Normale Supérieure thì nghiễm nhiên được học bổng trên 1300 euro một tháng, thừa đủ tiền nuôi bản thân.

Tuy nhiên, ở Việt Nam ngày nay, việc hình thành các trường đại học quốc tế công mới (với mục tiêu là các trường đó sẽ là các trường elite), và đề án thiết lập các trường phổ thông chất lượng cao, lại đi ngược lại với chính sách xã hội hợp lý trên của thế giới, và đây là điều rất đáng lo ngại. Đặc biệt, các học sinh sinh viên thuộc diện thứ 3, tức là học giỏi nhưng con nhà nghèo, sẽ hầu như không có cơ hội được vào các trường chất lượng cao hay elite.

Lấy ví dụ trường USTH (trường đại học Việt Pháp), theo tôi được biết, trường này muốn có tổng chi phí hàng năm trên đầu mỗi sinh viên vào quãng 14 nghìn USD, trong đó quãng một nửa trông đợi từ phía Pháp, và một nửa (quãng 7000USD) từ phía Việt Nam. Trong số 7000USD thì nhà nước lo quãng 4000USD (là mức đầu tư lớn hơn nhiều lần so với các trường đại học công khác), còn sinh viên phải lo quãng 3000USD (có thể giảm thành 1500USD trong một số trường hợp), cũng là một con số rất lớn so với học phí ở các trường công khác.

Kết quả là gì? Sinh viên giỏi nhưng không có được ít nhất 1500USD/năm nộp học phí (chưa kể chi phí ăn ở) thì không có cơ hội được vào trường này, còn sinh viên con nhà giầu chỉ cần học lực “trung bình khá” thì vào dễ dàng. Như vậy là nhà nước không ưu tiên đầu tư cho học sinh giỏi con nhà nghèo, mà lại ưu tiên đầu tư cho học sinh bình thường con nhà giàu, trái ngược hoàn toàn với chính sách xã hội của các nước tiên tiến. Tôi đã có kiến nghị với ông Sebban hiệu trưởng USTH về chính sách thu học phí này, và nhận được trả lời là ông ấy cũng thấy không hợp lý lắm, nhưng đây là phía Bộ GD-ĐT của Việt Nam yêu cầu như vậy.
 
Tôi rất e ngại rằng chuyện tương tự cũng sẽ xảy ra với các “trường phổ thông công lập chất lượng cao”: các học sinh con nhà nghèo ở trong khu vực của các trường này sẽ bị đuổi ra khỏi trường, thay vào đó là các học sinh bình thường con nhà giàu sẽ được vào. Các trường công chất lượng cao này thường là các trường nằm sẵn ở vị trí tốt, nhà cửa tử tế, thầy cô tốt, v.v., nói tóm lại là đã được đầu tư công tốt hơn nhiều so với nhiều trường khác. Nay ngăn chặn con nhà nghèo vào học các trường đó bằng việc đặt học phí cao (có khi còn cao hơn cả lương của phụ huynh học sinh, không biết họ sống bằng gì, lấy đâu ra tiền cho con đi học?!), thì càng gây thiệt thòi cho các gia đình thu nhập khiêm tốn, và đặc biệt là cho các em học sinh giỏi xuất thân từ các gia đình đó, đi ngược lại với xu hướng tiến bộ của thế giới về xã hội.

Việc nâng cao chất lượng của trường công tất nhiên là một việc cần thiết. Nhưng cách giải quyết không phải là ép phụ huynh học sinh ai cũng phải đóng một mức học phí cao, nếu không thì không được cho con vào học, đặc biệt là đối với trường phổ thông (Nếu thế thì còn gì ý nghĩa của trường công nữa?!). Theo tôi, những giải pháp tốt phải chú ý hơn đến tính công bằng xã hội (hay có thể gọi là tính xã hội chủ nghĩa). Ví dụ như:
- Trẻ em (trong độ tuổi giáo dục bắt buộc) phải được đi học trường công bất kể gia đình giàu nghèo. Để đảm bảo điều đó, trường công không được từ chối nhận học sinh nằm trong khu của mình, dù có là trường “chất lượng cao”, trừ ra một số trường elite đặc biệt có thể là ngoại lệ, nhưng số trường elite chỉ rất ít thôi và không ảnh hưởng đến chuyện trẻ em nào cũng được đi học.
 
- Việc tuyển vào trường công elite phải dựa chủ yếu trên kết quả học tập, chứ không phải dựa trên học phí. (Có những thành phố đầy trường tư chất lượng cao rồi, ai con nhà giầu mà học bình thường cứ việc nộp tiền vào đó mà học, sao phải tranh chỗ với học sinh giỏi con nhà nghèo ?)
 
- Việt thu học phí ở trường công phải dựa trên khả năng kinh tế của PHHS chứ không thể ép thu cùng mức học phí với tất cả mọi người: ai thu nhập thấp thì cần đóng ít học phí thôi (thậm chí miễn phí, thậm chí có thể được trợ cấp thêm cho con cái đi học).
 
- Khuyến khích sự hảo tâm của các gia đình khá giả cho quĩ của trường. Cho phép nhận một số các học sinh trái tuyến (hay trượt vòng tuyển chọn) mà gia đình có đóng góp lớn cho trường, với điều kiện con số đó chỉ là một thiểu số và không ảnh hưởng đến việc nhận học sinh đúng tuyến (hay đỗ vòng tuyển chọn).

Nguyễn Tiến Dũng
ĐH Toulouse, Pháp
2)  

Kiểm soát lạm thu và dạy trước chương trình

29/08/2013 04:07 (GMT + 7)
TT - Ngày 28-8, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo nhân dịp khai giảng năm học mới 2013-2014. Những câu chuyện cũ như lạm thu đầu năm học, dạy trước chương trình lớp 1, thừa - thiếu giáo viên được xới lại
Bà Nguyễn Thị Hiếu, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, cho biết cùng với chỉ đạo các trường mầm non không được tổ chức cho học sinh tập tô, học chữ, học toán, Thanh tra Bộ GD-ĐT sẽ chủ trì việc chỉ đạo các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện này của các cơ sở để ngăn ngừa việc dạy trước chương trình lớp 1.
Nhấn mạnh hơn về việc này, bà Trần Thị Thắm, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT, khẳng định sẽ xử lý nghiêm đối với các cơ sở giáo dục, giáo viên có biểu hiện ép học sinh lớp 1 phải học trước chương trình. Các trường tiểu học trên cả nước không được phép tổ chức thi tuyển đầu vào lớp 1 với nội dung kiểm tra kiến thức toán, tiếng Việt. Chủ trương của bộ về việc hạn chế cho điểm học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, cũng là giải pháp để giảm áp lực “học trước lớp 1” đang gây bức xúc cho xã hội hiện nay. Chủ trì cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: “Không chỉ trong nhà trường mà việc tổ chức dạy thêm trước chương trình ngoài nhà trường cũng không được phép”.
Trao đổi về vấn đề lạm thu đầu năm học mới, ông Lê Khánh Tuấn, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ GD-ĐT, cho biết bộ đã xây dựng hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ về việc thu phí bắt buộc cũng như tự nguyện trong các nhà trường, quy định về quy trình xã hội hóa trong các nhà trường... “Các nhà trường hiện nay thật sự vẫn khó khăn về tài chính. Cả nước chỉ có 17/63 tỉnh, thành đảm bảo được tỉ lệ 80% kinh phí chi cho lương, 20% chi hoạt động thường xuyên” - ông Tuấn chia sẻ. Việc để quỹ lương chiếm tỉ lệ quá cao trong tổng chi phí cho giáo dục sẽ khiến các cơ sở gặp khó khăn và buộc phải trông đợi vào nguồn xã hội hóa. Tuy nhiên, theo ông Lê Khánh Tuấn, với thực tế trên, ngoài các quy định chặt chẽ, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo và trực tiếp thanh tra, kiểm tra tình hình lạm thu trong năm học tới để đề nghị các địa phương xử lý sai phạm. “Thực hiện đúng quy định ba công khai ở các cơ sở giáo dục là giải pháp để việc thu chi trong nhà trường được kiểm soát từ nhiều kênh khác nhau” - ông Tuấn nói.
Ông Hoàng Đức Minh, cục trưởng Cục Nhà giáo và quản lý giáo dục - Bộ GD-ĐT, thừa nhận trước năm học 2013-2014, cả nước vẫn còn thiếu 27.000 giáo viên, trong khi ở một số địa phương lại thừa giáo viên. Có nơi thừa ở môn này nhưng thiếu ở môn kia.
Trước mắt bộ chỉ đạo các sở GD-ĐT tăng cường kết hợp với các cơ sở đào tạo sư phạm để đào tạo có địa chỉ, cung cấp giáo viên của cấp học, môn học còn thiếu cũng như “đặt hàng” với các cơ sở đào tạo về yêu cầu chất lượng giáo viên. Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các cơ quan tuyển dụng giáo viên có hộ khẩu tạm trú chứ không chỉ tuyển giáo viên có hộ khẩu thường trú như trước để tăng số lượng giáo viên còn thiếu mà không bỏ phí nguồn nhân lực đã được đào tạo.
Trao đổi thêm với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết năm học 2013-2014 Bộ GD-ĐT tiếp tục đẩy mạnh việc thí điểm mô hình trường học mới và các phương pháp dạy học tích cực nhằm chuyển dần sang hướng giáo dục năng lực, kỹ năng cho học sinh; tiếp tục chỉ đạo điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản, xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn ở bậc trung học, giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học thông qua thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học...
3) 

Hà Nội: 4 khoản thu đầu năm học mới mà phụ huynh cần biết

(Dân trí)- Để phụ huynh biết các khoản thu đúng quy định đầu năm học mới, Sở GD-ĐT đã có văn bản số 8568/SGD&ĐT- KHTC chi tiết về nội dung và mức thu của 4 khoản thu thỏa thuận gồm: Phục vụ bán trú, học 2 buổi/ngày, học phẩm và nước uống tinh khiết cho HS.

ng khoản và yêu cầu các trường căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng dự toán chi để làm căn cứ tính toán mức thu và phải có văn bản thỏa thuận tới từng phụ huynh.

Mức thu của 4 khoản thu thỏa thuận như sau:

1. Phục vụ bán trú:

- Chăm sóc bán trú: Không quá 150 nghìn đồng/học sinh/tháng. 
- Trang thiết bị phục vụ bán trú: Không quá 150 nghìn đồng/ học sinh/năm học với cấp mầm non. Cấp tiểu học không quá 100 nghìn đồng/học sinh/năm học.

2. Học 2 buổi/ngày:
- Tiểu học: Không quá 100 nghìn đồng/học sinh/tháng. 
- THCS: Không quá 150 nghìn đồng/học sinh/tháng.

3. Học phẩm: Không quá 150 nghìn đồng/học sinh/năm học.

4. Nước uống tinh khiết: Không quá 12 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Để tránh tình trạng các trường học thu sai quy định gây bức xúc cho phụ huynh, trao đổi với PV Dân trí ngày 29/8, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: “Sở GD-ĐT Hà Nội đã công khai danh bạ điện thoại trên trang web của Sở từ hiệu trưởng tới lãnh đạo phòng, quận, sở, phụ huynh có thể vào đó để lấy số điện thoại phản ánh các sai phạm về công tác thu - chi của các nhà trường. Các phụ huynh ở cơ sở nào thì phản ánh lên các cấp có thẩm quyền cơ sở đó. Những người có trách nhiệm sẽ bảo vệ danh tính của phụ huynh và việc học tập của học sinh”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét