Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 2014


Thứ bảy, 27/12/2014 | 16:33 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|
Tổng cục Thống kê ước tính tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm nay ước tăng 5,98% - cao nhất kể từ năm 2011.
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 2014
Chủ nhật, 28/12/2014 | 09:11 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Tổng cục Thống kê: Số doanh nghiệp rời thị trường không đáng lo

Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam tương đương với nhiều nước phát triển trên thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014, cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, đăng ký tạm ngừng hoạt động, tập trung chủ yếu ở nhóm quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. So với lượng doanh nghiệp sắp gia nhập thị trường, con số doanh nghiệp sẽ rời đi bằng 91%.

Trước vấn đề này, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê nhận định so với các nước trên thế giới, con số doanh nghiệp rút khỏi nền kinh tế không đáng lo ngại.
doanh-nghiep-6283-1419663247.jpg
Xu hướng thanh lọc doanh nghiệp vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Cụ thể, với khoảng 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên tổng số 830.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, tỷ lệ tồn tại ở Việt Nam là trên 60%, cao hơn ở Mỹ, châu Âu và chỉ thấp chút ít so với Anh.
Dẫn chứng từ số liệu của cơ quan thống kê Vương Quốc Anh, ông Lâm cho biết năm 2012, nước này có 270.000 doanh nghiệp mới thành lập và 255.000 doanh nghiệp rút khỏi nền kinh tế. Tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 3 năm hoạt động là 70%, tại Mỹ tỷ lệ tồn tại sau 5 năm hoạt động là 50%.
Số liệu của Chính phủ New Zealand cũng cho thấy trong 4 năm liên tiếp (2010 - 2014), số doanh nghiệp rút khỏi nền kinh tế lớn hơn số doanh nghiệp thành lập mới, trong khi Ủy ban châu Âu cho biết năm 2009, tổng số doanh nghiệp rút khỏi nền kinh tế của 26 nước trong khu vực vượt quá số lượng doanh nghiệp thành lập mới, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 5 năm là 46%.
"Việc sàng lọc, đào thải là một quy luật của nền kinh tế thị trường. Những doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ để thay vào đó là những đơn vị với ý tưởng kinh doanh mới. Ở góc độ nào đó, giải thể hay phá sản doanh nghiệp giúp nền kinh tế tái cơ cấu liên tục, làm trong sạch môi trường kinh doanh và tạo điều kiện phát triển bền vững", lãnh đạo Tổng cục Thống kê phát biểu.
Ông Phạm Đình Thúy - Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp đánh giá trong bối cảnh kinh tế giảm sút, việc thanh lọc doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. "Kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục nhưng tốc độ còn chậm, doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc lớn vào xuất khẩu nên bị ảnh hưởng. Chúng ta vẫn đang trong tình trạng thanh lọc", ông nói.
Theo báo cáo của Tổng cục, xu hướng tái cơ cấu doanh nghiệp diễn ra mạnh từ năm 2013 đến nay đã sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng. Trong năm 2014, cả nước có 22.800 lượt doanh nghiệp tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 595.700 tỷ đồng, đưa tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 đạt hơn một triệu tỷ đồng.
"Động thái này không chỉ giúp doanh nghiệp linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới nhằm mở rộng quy mô hoạt động", cơ quan này cho hay.
Tuy nhiên, đại diện Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra điểm yếu của khu vực doanh nghiệp, đó là số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm tỷ lệ lớn (97%), dẫn đến năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. "Công tác đào tạo nhân lực, hỗ trợ phát triển của nước ta còn hạn chế, dẫn tới lượng lao động tay nghề rất thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp", ông Thúy phản ánh.
Phương Linh

1 nhận xét: