Bắc Giang: HS không dũng cảm, sự việc sẽ 'chìm xuồng'


Thêm những tiếng nói ủng hộ học sinh quay clip tiêu cực từ GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh; Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Luật sư: Không nên kỷ luật thí sinh ở Bắc Giang
Bộ trưởng Giáo dục: Sẽ rút kinh nghiệm toàn ngành vụ Bắc Giang
Phó Thủ tướng: Chuyện Bắc Giang là danh dự ngành giáo dục
Lãnh đạo huyện ở Bắc Giang nhận trách nhiệm
Hai thầy trò quay clip tiêu cực ở Bắc Giang lo lắng
Bộ GD-ĐT yêu cầu Bắc Giang công khai kết quả xử lí
Công an Bắc Giang làm việc với học sinh quay clip
Tiêu cực thi tốt nghiệp ở Bắc Giang: Đình chỉ chủ tịch hội đồng
Ông Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Công của HS lớn hơn tội!
GS Trần Xuân Nhĩ: “Hành động quay clip tiêu cực tôi cho là em học sinh đã dũng cảm”.
 (Ảnh: Phạm Hải)
Bản thân học sinh đã nhìn thấy những vi phạm ở hội đồng thi. Em chỉ có thể dùng bút quay để ghi lại chứng cớ. Nếu chỉ nói bằng miệng không thể đủ. Hành động đó tôi cho là em đã dũng cảm.
Việc dùng bút quay là sai quy chế nhưng cũng nhờ đó mà chúng ta phát hiện ra cái sai trái của những người làm giám thị, của hội đồng coi thi ở đây. Xét cho đến cùng cái công của em vẫn lớn hơn cái tội.
Ta vẫn thường thấy tòa án xem xét giảm tội cho một ai đó. Tức là người này có thể vi phạm nhưng động cơ ở chỗ nào, họ làm như vậy thì sẽ giúp ích gì cho xã hội hay một ai đó?
GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội: Không có học sinh sự việc sẽ “chìm xuồng”
GS Văn Như Cương: “Hãy bỏ bớt một số môn học không cần thiết trong cấp THPT và có lẽ cũng nên mạnh dạn bỏ cả kì thi tốt nghiệp không thực chất này đi”.
(Ảnh: Lê Anh Dũng)

Chúng ta từng huy động rất nhiều thanh tra, đã xáo trộn, tập trung thí sinh theo cụm, rồi đổi chấm chéo nhưng không thể giải quyết được vấn đề. Năm nay lại  giao chủ động cho địa phương khiến nhiều tỉnh, thành lo lắng.
Vòng ngoài êm đẹp nhưng bên trong thì mấy ai biết. Sự việc ở Bắc Giang đã phản ánh thực chất về nền giáo dục VN. Chúng ta quá coi trọng thành tích, muốn mau chóng phổ cập giáo dục cấp tiểu học và THCS mà không phân chia được đối tượng theo sở thích và năng lực.
Tôi có thể nói rằng kì thi tốt nghiệp THPT có lẽ chỉ giúp cho học sinh và cả phụ huynh các em thể hiện sự không trung thực. Nếu làm nghiêm túc như kì thi đại học thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của cả nước không quá 30%.
Hãy bỏ bớt một số môn học không cần thiết trong cấp THPT và có lẽ cũng nên mạnh dạn bỏ cả kì thi tốt nghiệp không thực chất này đi.
Về phía em học sinh cần xem xét liệu có còn cách nào nhẹ hơn cho em. Nếu không có em và không có chiếc bút quay đó (không thể dùng cách khác) thì sự việc chắc sẽ “chìm xuồng”. Tôi đề nghị không tổ chức thi lại mà chấm bài thấy giống nhau 100% thì xử lí từng em.
GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: Phải châm chước!
GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh: Dân trí)

Trong trường hợp này, nếu em ấy không làm được như vậy thì lỗi của những người làm giám thị có ai biết không? Em ấy chỉ còn cách đó để phát hiện được sai phạm thì phải xem “tội” đến đâu thôi. Và phải châm chước. Nếu bất cứ một việc gì đó khi tố giác mà bị trừng trị luôn thì sau này người ta mặc kệ.
  • Văn Chung (ghi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét