THẦY KHOA ĐẦU HÀNG HAY THẦY NHÂN RÚT LUI “KHÔNG KÈN, KHÔNG TRỐNG” ?


Thầy Đỗ Việt Khoa đã chính thức viết đơn xin nghỉ việc; Đơn của thầy Khoa đã được Hiệu trưởng trường Vân Tảo chấp nhận và cho phép thầy Khoa không phải tham gia coi thi trong mùa thi đầu tháng 6 này. Tin này lập tức đã được ngay một tờ báo “ lề phải “, một tờ báo“ đối lập” từ trước đến nay với thầy Khoa loan tin ngay lập tức bằng một cái bài pha tin; một bài viết mà từ cái tít bài đã phô ra cả cái sự hả hê, đắc thắng, lẫn sự châm chọc cay chua đối với “người hùng” Đặng Việt Khoa, do đã tự cảm thấy thế thua nên đã chịu buông cương, xuống ngựa…Bài báo có tựa đề:” Trường PTTH Vân Tảo- Kỳ thi  “không thầy Khoa”…
http://www.vietimes.com.vn/Library/Images/8/2007/10/huu-uoc-2.jpg
Chắc ngụ ý của tác giả bài báo và của Ban Biên tập muốn thông điệp với độc giả cái ý của câu ca dao xưa: Có Khoa thì chợ vẫn đông; Không Khoa thì chợ vẫn đồng mọi khi…chăng ???
Được biết, trong chương trình làm việc của Quốc hội họp trong kỳ này có việc sẽ đồng ý để Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân thôi đảm trách Bộ trưởng Bộ Giáo dục để chuyên tâm công việc Phó Thủ tướng. Như vậy, một người là hạt nhân và một người là tư lệnh nắm chủ trương giương, phất ngọn ngọn cờ trong ngành giáo dục: Nói không với tiêu cực… đã chính thức từ bỏ vũ đài, cuốn cờ, hạ màn, cuốn gói rồi chăng ?
Không biết đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay như là “một phần tất yếu của cuộc sống”: Ngựa bất kham lại trở về nơi bồng báo…
Chuyện thầy Khoa do cảm thấy bất lực xin thôi việc hay Bộ trưởng Nguyên Thiện Nhân thôi kiêm nhiệm là chuyện nhỏ, “chuyện thường ngày ở huyện”, cái chuyện lớn làm cho dư luận băn khoăn, bàn ra tán vào đó là: Số phận của cái phong trào thi đua nói không với tiêu cực mà Đỗ Việt Khoa là một trong những người lính xung kích, mở màn; còn Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đích thân giương cờ, phát động với tư cách Tư lệnh nhằm dấy lên thành một phong trào trong ngành giáo dục đã chính thức hạ màn rồi sao? Trong khi đó thì ngành giáo dục còn biết bao chuyện nhức nhối dư luận xã hội, ngổn ngang, khó nói, khó bàn, khó lý giải ?
Xưa này các phong trào được giương lên bao giờ cũng có sơ kết, tổng kết,trống giong cờ mở, phong tặng danh hiệu nọ kia kèm theo phần thưởnh hậu hĩnh; riêng phong trào nói không với tiêu cực do ngành giáo dục phát động lại không thấy các nghi lễ này?
Liệu cái phong trào này có giống với một bài thơ Bút Tre mới đang được lưu truyền:
Thi đua ta quyết thi đua
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi…
Chả nhẽ số phận của cái phong trào do thầy Khoa ôm “bom ba càng” đột phá xông lên mở màn, thầy Nhân nhận là tư lệnh kết cục cuối cùng lại dẫn tới cảnh bi hài, tan đàn sẻ nghé:
 Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Bụi hồng dặm cuốn chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh…
Khi đi đầu không nổi nữa thì buông cương, xuống ngựa, thôi không chơi nữa hay tiếp tục xông lên, chấp nhận sứt đầu mẻ trán thậm chí hy sinh cả than cả bản thân mình như ý kiến của vị Tư lệnh ngành thanh tra Lê Văn Truyền xui trả lời báo giới về trường hợp thầy Khoa xin thôi việc?
Tối ngày 1/6/2010, gần 11 giờ đêm, tôi nhận được điện thoại từ một số máy lạ. Bật máy,  người xưng danh gọi điện cho tôi là Đỗ Việt Khoa, một người mà tôi có biết chuyện của anh qua báo chí nhưng chưa hề quen và cũng không có ý định tham gia lên tiếng về vụ của thầy. Qua giọng của Khoa, thấy anh có vẻ bức xúc…
Thầy Khoa có nguyện vọng gửi cho tôi lá đơn nhờ can thiệp việc có một tờ báo viết bài, đưa tin ác ý, sai sự thật về thầy. Tôi trả lời thầy Khoa biết: hiện nay tôi không còn chức trách ấy nữa. Trước đây khi quản lý nhà nước về báo chỉ còn do Bộ Văn hóa-Thông tin phụ trách thì tôi là Trưởng Phòng Thanh tra Báo chí-Xuất bản, hiện nay công việc này đã chuyển sang Bộ Thông tin-Truyền thông. Thầy Khoa xin tôi địa chỉ của Bộ Thông tin-Truyền thông để gửi đơn, tôi hẹn sáng mai sẽ nhắn tin cho địa chỉ, còn hiện tôi sắp đi ngủ…
Sáng ngày 2/6 vào lúc 6 giờ, thầy Khoa lại điện cho tôi, tôi cho địa chỉ và gợi ý: Tôi cũng muốn được cung cấp thông tin về chuyện của thầy để kiểm chứng lại những thông tin nhiều chiều...
Gặp Khoa, tôi cho thầy Khoa biết: tôi có chú ý chuyện thầy tố cáo chuyện thi cử gian lận ở trường Vân Tảo, còn sau đấy không rõ nguyên nhân tại sao lại còn “ đẻ số” ra nhiều chuyện tiếp theo khi mà Sở Giáo dục Hà Nội đã có biện pháp tổ chức đối với trường này ? Tôi hỏi lại về những ý kiến mà thầy Văn Như Cương trả lời báo chí về sự không bình thường của thầy Khoa: Vì sao không dung hòa, đồng thuận được khi Vân Tảo đã thay đổi Hiệu trưởng?
Trực tiếp trò chuyện với tôi, tôi cảm nhận được Khoa đang bị dồn, bị bức xúc nhưng nếu nhận xét Khoa không bình thường thị hơi nặng nề và “ác”, có phần  phụ phàng với Khoa; không hiểu và thông cảm với những nỗi khổ mà Khoa đang là kẻ đơn độc,đang bị dồn đang phải hứng chịu...
Bởi một cái lẽ thường tình, bất cứ ai tự cho mình là người tỉnh táo chắc đều không thích sinh ra để làm cái việc khốn cùng này; chẳng ai  muốn mình trở thành “yêng hùng” hay vinh dự gì được  “làm vương làm tướng” trong sự nghiệp chống cái xấu các ác trong xã hội, nếu có chẳng qua cũng chỉ là sự bồng bột nhất thời mà thôi …
Ngay cả một con người chọn chính trị làm sự nghiệp như Mao Trạch Đông, nổi tiếng thế giới và lừng lẫy trên đất Trung Hoa, thế mà cuối đời hậu thế còn đưa ra bình xét: bao nhiêu công, bao nhiêu tội…Vậy thì một con người bột phát hành động như Khoa tại cái trường Vân Tảo, tiếng là một trường của Hà Nội nhưng vẫn là trường quê,còn Khoa vẫn chỉ là một anh giáo làng thì chuyện đúng sai, được mất của Khoa thiết tưởng chẳng can hệ gì tới hòa bình thế giới.
Thấy Khoa kể cho tôi nhiều chuyện xảy ra sau khi thầy hiệu trưởng Từ Ngọc Lĩnh bị chuyển đi và thầy Lê Xuân Trung về; những thông tin từ Khoa và tôi là người ngoài cuộc, tôi chưa có kết luận, khẳng định điều Khoa nói xác thực tới mức độ nào và đúng sai đến đâu ? Khoa kể với tôi hết buổi sáng, sau đó chủ động gửi tài liệu cho tôi qua email và tôi đã bỏ ra ba bốn ngày đọc, kiểm chứng thêm một số nguồn tin khác, nghiền ngẫm về những chuyện xảy ra tại trường Vân Tảo.
Nghiên cứu lại toàn bộ vụ việc, tôi nhận thấy ngay cái cương lĩnh đề ra từ đầu: Nói không với tiêu cực… đã thấy người để ra cái chủ trương này, phong trào này thiếu chín chắn, xốc nổi và không thực tế. Trong khi ngành giáo dục đang xảy ra bao nhiêu chuyện tiêu cực mà Bộ trưởng chỉ phát động nói không thì ăn nhằm gì ? Hơn nữa lại nói chung chung ?
Xã hội đang cần những việc làm cụ thể cho dù nhỏ nhất. Nói thì dễ, ai chẳng nói được, vấn đề là làm như thế nào và có làm được không ? Như vậy, ngay nước cờ xuất quân, phất cờ lệnh đầu tiên, Bộ trưởng đã chọn phương thức nói chứ không phải chọn phương thức làm? Như vậy, thầy Nhân đã tự nhập vai là cha xứ: Đức chúa Lời, chứ đâu phải vào vai của con người hành động ? Đấy là cái sái đầu tiên của phong trào “ ăn có, nói không “ của ngành giáo dục do thấy Khoa châm ngòi và thầy Nhân phát động; bởi như Chúa nói: Khởi thủy là hành động !
Do từ xuất phát điểm sai lầm này, cấp dưới đã lĩnh hội được ý thầy Nhân- Bộ trưởng nên đâu đâu cũng tranh thủ giương khẩu hiệu, biễu ngữ thật to, thật rầm rộ để thay cho việc đề ra các biện pháp cụ thể, việc làm cụ thể để hạn chế tiêu cực. Nhan nhản trên báo, tại các trường học treo khẩu hiệu kêu gọi mọi người nói, hô nhưng lại không kêu gọi mọi người xắn tay vào ngăn chặn trừng phạt những hành vi tiêu cực. Tức là thầy Nhân dấy lên một phong trào nhằm mục tiêu dọa tiêu cực trong ngành giáo dục hơn là dùng sức mạnh hành chính, tổ chức để sắp xếp lại ngành này.
Trách nhiệm của chính khách, của nhà quản lý không có nghĩa anh quản lý ngành nào thì anh phải giỏi chuyên môn ngành đó; điều cốt yếu đó là: khi đã là nhà quản lý, điều chính yếu là anh phải có được các sáng kiến, tạo dựng nên những phong trào để khơi dậy khả năng của các cá nhân trong ngành đó cuốn theo phong trào mà hành động theo yêu cầu của người quản lý.
Phụ trách quản lý nông nghiệp giỏi không cần thiết phải là một thợ cày giỏi. Điều chính yếu của người quản lý đó là: khơi gợi, cỏ vũ, tập hợp bằng sức mạnh của tổ chức, của thể chế, của cơ sở vật chất trong tay để động viên, khích lệ những anh thợ cày dưới quyền đem hết tinh thần và nghị lực, trí tuệ và tài sản để cày sâu cuộc bẫm trên thửa ruộng của anh ta thì mới ăn tiền.
Trong khi vị tư lệnh mới đang “ ú ớ “ về sách lược và thao tác quản lý về ngành giáo dục, thì người lính tiên phong lại có dầu hiệu bị choáng, bị ngộ độc chiến công. Một anh giáo làng do thạo công nghệ thông tin đã biết cách quay ghi lại hình ảnh sau đó cung cấp cho báo chí. Đó là hành động dũng cảm, có trách nhiệm, đáng hoan nghênh nhưng lại là bột phát. Đây không phải là hành động được tính toán và có tổ chức. Hành động đó lập tức được vua biết mặt chúa biết tên bởi sự tung hô của báo chí cũng lại không có điểm dừng. Báo đưa tin, truyền hình đưa vào mục đưa thấy Khoa vào mục Người đương thời và ngành vừa có tư lệnh mới nên đã nhanh chóng túm lấy cái chuyện này để tạo ra một cú hích để kể công với bàn dân thiên hạ…
                                                                              P.V.Đ
                                                                            ( Còn nữa )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét