“Người đương thời” Đỗ Việt Khoa giã từ nghề giáo


 “Người hùng” trong chống tiêu cực, chống giả dối trong thi cử “nổi tiếng” một thời - Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, Trường THPT Vân Tảo (Thường Tín, Hà Nội ) sẽ nghỉ dạy vào tháng 7/2010. Trò chuyện với VietNamNet, thầy giáo Khoa cho rằng “đó là một quyết định khó khăn vì không còn đường lựa chọn”….

  TIN LIÊN QUAN

Sau 4 năm (từ năm 2006), mái tóc “Người đương thời” đã bạc nhiều. Đỗ Việt Khoa có lẽ không phải là “người hợp thời” bởi quá cô độc trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực.

Cô con gái nhiều lúc đã không dám nhận là con bố Khoa, người vợ có lúc như phát điên, định bế con đi khỏi nhà… 

Câu hỏi “được gì, mất gì” đối với Đỗ Việt Khoa lúc này thật chua chát…
 


Đằng nào cũng bị đuổi việc…



Thời điểm nào anh bắt đầu nghĩ đến chuyện xin nghỉ việc?
Là thời gian gần đây.

Tôi đã từng gửi đơn tố cáo các sai phạm và liên tiếp yêu cầu Sở, Thành phố hoặc Bộ giải quyết theo pháp lệnh nhưng Sở Giáo dục chưa bao giờ giải quyết. Họ không cho tôi kết luận  thanh tra đã đành, nhưng cũng không bao giờ có một quyết định hành chính nào xử lý các sai phạm mà Sở đã kết luận là đúng và sai. 

Giả sử tôi là người tố cáo sai, tôi cũng mong Sở làm rõ, kể cả việc ra định kỉ luật tôi, nhưng Sở không ra một quyết định nào hết, mà hoàn toàn làm ngơ.

Tại sao tôi xin nghỉ việc? Không phải tôi đầu hàng, mà đến lúc này tôi muốn tiến lên cũng không được, lùi cũng không xong. 

4 năm qua, tôi bị xếp vào diện ”không hoàn thành nhiệm vụ”, 3 năm nay không được nâng lương. Chịu đựng sự trù dập như thế mấy người chịu nổi? Nhưng tôi đã kiên nhẫn để yêu cầu cấp trên làm rõ trắng – đen.

Giờ tôi cũng thấy “đấu tranh” chán quá rồi, không “đấu” được nữa. Nhưng muốn xin chuyển trường thì theo quy định của Sở, giáo viên phải hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Theo pháp lệnh công chức thì 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị thôi việc.

Vậy, tôi sẽ khó chọn con đường nào?
 

Anh đã đi dạy gần hai mươi năm và rất tâm huyết với nghế giáo. Lúc này, anh cảm thấy thế nào?
Tôi rất tiếc vì những gì tôi nghĩ phải làm để môi trường sư phạm trong sạch hơn thì giờ rơi vào ngõ cụt. Đấu tranh phải có người nào giải quyết, nhưng hiện nay gửi đến mấy cái đơn lên Sở rồi đơn nằm yên đó, không được xem xét thì phải?. 

Do đó tôi nản và có suy nghĩ “đằng nào người ta cũng đuổi việc mình, thì thôi nghỉ trước đi…”. 


Tôi đã sống đúng lòng mình


Sau 4 năm đấu tranh chống tiêu cực, anh thấy mình được gì và mất gì?
Tôi chịu vô cùng nhiều áp lực. Ngay trọng vụ 2006 rất căng thẳng rồi, và tiếp tục từ đó đến nay đấu tranh chống các tiêu cực của ngành giáo dục. 4 năm qua tôi thấy rắn rỏi lên, vững vàng lên, có suy nghĩ và quyết định khẳng khái, sẵn sàng nói và làm quyết liệt hơn, chứ không phải gặp tiêu cực là nhẹ tay với nó.

Câu hỏi được gì, mất gì đối với tôi lúc này là chua chát vô cùng.


Cái được lớn nhất là tôi sống đúng lòng mình. Tôi đã sống đúng lí tưởng mà tôi đã được dạy dỗ khi còn đi học.

Việc tiêu cực thi cử đã được chấm dứt phần nào. Sau 4 năm cuộc vận động 2 không, tôi thấy không còn việc đi giải bài tập thể, ném bài tập thể nữa.

HS thấy tỉ lệ trượt tốt nghiệp nhiều ở các khóa trước, nên các em lo lắng và chăm học hơn trước nhiều.

Cái trăn trở lớn nhất là không có cách nào chấm dứt được mấy tệ nạn của giáo dục hiện nay. Chẳng hạn như  tình trạng loạn thu từ ở phổ thông lây lên đại học.

Tệ nạn cưỡng bức học thêm, và sự lãng phí trong giáo dục đào tạo. Chẳng hạn như việc HS phải học nghề và thi nghề, lãng phí và không hiệu quả.


 

Nhưng vợ con anh đã phải chịu quá nhiều sức ép. Khi viết một bài luận ở lớp, con anh đã viết rằng gia đình của cháu không hạnh phúc, khi ra đường, cháu cũng không dám nhắc đến bố?
(Im lặng…)
Không cậy là “Người đương thời”

 

’’’"Câu’’
"Câu hỏi được gì, mất gì đối với tôi lúc này là chua chát vô cùng".

Nhiều người cho rằng sau vụ tố cáo tiêu cực thi cử năm 2006, anh nên dừng lại. Nhưng vì anh vẫn tiếp tục, nên thậm chí bây giờ dư luận họ cũng không tin anh?
Đúng, đây là điều có thật. Nhưng tôi không chỉ vì bản thân mình, nếu tôi vì bản thân mình để bảo vệ danh dự thì ngay vụ 2006 tôi lập tức dời khỏi ngành GD Hà Tây cho nó trọn vẹn.

Nhưng có lẽ số tôi vất vả. Ra đường thấy sự bất bình thì lên tiếng… (cười) 

Nếu rời bỏ trường này là bất đắc dĩ chứ không phải tôi thích bỏ.

Quay trở lại với câu hỏi “được gì, mất gì”, tôi thấy rằng cái mất kinh khủng nhất là rất nhiều người đồng nghiệp, học sinh khi gặp tôi nói một kiểu, sau lưng nói kiểu khác. Không ai dám lên tiếng.

Về tâm lí, thì tôi cảm thấy mất niềm tin.


Phải chăng cái danh “người đương thời” đã tạo ra áp lực đối với anh, như là một sự kích thích khiến anh tiếp tục muốn là người hùng?
Điều đó không đúng, tôi là người khiếm thính, rất lười giao tiếp, không làm chức vụ gì. Ai yếu thế thì tôi lên tiếng, HS oan ức thì tôi bảo vệ.

Chỉ có điều vụ việc 2006, một số người cho rằng Đỗ Việt Khoa hoắng huýt, cậy mình là người đương thời…

Cái danh “người đương thời” chỉ là 1 việc báo chí đã đưa lên để chứng thực việc đấu tranh chống tiêu cực thi cử đã thành công. Chứ tôi không được gì cả, danh hiệu đó không bảo vệ gì được tôi cả. 

Tôi không nghĩ là có gì ghê gớm, mà tôi chỉ là một giáo viên bình thường.

 

Giải thích về quán internet, anh Khoa cho rằng đó là sai lầm lớn nhất của anh.

“Ở thời điểm mở quán net, chưa bùng nổ game online như bây giờ, mà khi đó chỉ chủ yếu là chát, đọc báo, tìm hiểu thông tin…, con cái họ đến đây, tôi đuổi về nhưng đâu có ai cảm ơn tôi, nhưng họ vẫn nhìn vào đó để kết tội tôi. Thôi thì, tôi cứ cố gắng tuân thủ đúng pháp luật” – anh Khoa nó
i.
Anh có đặt vị trí ở góc độ một phụ huynh, nếu có con học không khá, mà việc chống tiêu cực khiến quyền lợi của con họ bị ảnh hưởng?Thực ra, nhiều người mong muốn, kể cả tiêu cực đi nữa, các thầy làm thế nào cho con tôi đỗ tốt nghiệp, đóng tiền như thế chứ đóng gấp đôi, gấp ba cũng đóng, gian dối mấy cũng làm… 

Nhưng đối với sự phát triển của đất nước thì không thể chấp nhận sự gian dối đó.


Không ai toàn diện, trong mỗi con người đều có mặt xấu mặt tốt. Một lãnh đạo cũ của anh nói rằng anh tố cáo quá nhiều chuyện vụn vặt, mà nó đã là thực trạng chung rồi. Anh có nghĩ mình là người có suy nghĩ quá tiêu cực không?
Tôi nghĩ cái gì đáng đấu tranh thì đấu tránh, cái gì không thì thôi. Những cái bé thì không cần nêu ra, nêu cái lớn thôi.

Nhưng có những cái đối với tôi là lớn rồi. Có thời điểm 73 HS bỏ học, thì đâu phải là nhỏ.

Chẳng lẽ nếu đã là thực trạng chung, thì chỉ những sai phạm riêng Vân Tảo có thì mới tố cáo?

Sau khi thôi việc, anh sẽ làm gì?
Tạm thời tôi sẽ giúp đỡ vợ chăm sóc, dạy 2 đứa con cho tốt. Phụ vợ  đi chụp ảnh, cài đặt máy tính, internet. Sau đó, tôi sẽ đi tìm việc làm.
  • Kiều Oanh - Lan Anh (Thực hiện)

    Có ai trả lời giúp tôi câu hỏi : tại sao 4 năm qua thầy Khoa ”không hoàn thành nhiệm vụ” và 3 năm nay không được nâng lương không ? Tôi thật sự muốn biết điều đó, và rất cảm ơn ai đó đã trả lời giúp tôi câu hỏi nầy.
    ,
    Võ Ngọc Sinh, 143/14/16 - TTH01, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, gửi lúc 19/05/2010 08:15:35
    Mong vợ con thầy Khoa hãy ủng hộ thầy, hãy tin rằng có rất nhiều người đồng tình với cuộc đấu tranh của thầy.
    ,
    Đặng Bích Phượng, 1002-N06-khu đô thị 5,03 ha Cầu Giấy, gửi lúc 19/05/2010 08:10:13
    Thầy ơi! em rất ngưỡng mộ tấm lòng và sự chính trực của thầy.
    ,
    Nguyễn Văn Đông, tp vinh, gửi lúc 19/05/2010 08:08:13
    Rất cảm phục thầy Khoa. Mong thầy tiếp tục tin tưởng vào khả năng của mình để sống và dạy dỗ con cháu mình. Đấy là vốn liếng quý nhất của đời người, chứ của cải, danh vọng, danh tiếng không thể nuôi con cháu chúng ta khôn lớn, giỏi giang và thật sự trở thành người được.
    Cũng thông cảm cho Sở giáo dục đào tạo Hà Tây cũ, nay là Hà Nội chắc các đồng chí đó bận quá, hoặc những thắc mắc của thầy quá đơn giản, vụn vặt nên các đồng chí ấy không có đủ thời gian để giải quyết.
    ,
    Bình Nguyên, HN, gửi lúc 19/05/2010 07:53:35
    Mặc dù thày giáo Khoa không hoàn toàn đúng nhưng có nhiều cái đúng. Điều này thật đau lòng. Việc thi cử ở phổ thông không nói thì ai cũng biết đó là bệnh ""thành tật" chứ không phải bệnh "thành tích" của ngành giáo dục Việt Nam. Nhưng tại sao Sở giáo dục Hà Nội không xử lý triệt để vụ này để công khai. Nếu thày Khoa có lỗi thì cũng xử lý cơ mà. Sự im lặng là cách đánh "du kích". Tôi chia sẻ và cảm thông với thày Khoa. Năm 2006, khi sự việc này xảy ra tôi thấy rất nhiều cơ sở bảo nếu thày Khoa đồng ý sẽ nhận về công tác, bây giờ các vị ở đâu rồi? Hay các vị cũng chỉ đánh bóng mình thôi?
    ,
    Hoàng Bao, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh, gửi lúc 19/05/201

    Tôi đã biết trước kết cục của thầy. Thấy có tâm nhưng ..... Trong cuộc sống có những việc đừng nói tốt hơn!
    ,
    Tống đức phong, Hà Nội, gửi lúc 19/05/2010 07:41:20
    Xin chào
    Theo tôi nghỉ nếu Người đương thời cần việc làm trong ngành giáo dục là không khó vì hiện nay có rất nhiều trường tư thục, đây là môi trường làm việc sòng phẳng nhất, nếu anh thực sự có năng lực.
    Rất mong anh sẽ tìm được công việc trong thời gian sớm nhất.
    ,
    Lê Trung, Công Ty CP Tập Đoàn Tân Mai, gửi lúc 19/05/2010 07:31:51
    "Nhiều người cho rằng sau vụ chống tiêu cực thi cử năm 2006, anh nên dừng lại..." là câu hỏi nhưng theo tôi cũng là một câu khẳng định của nhà báo.
    Theo tôi những "đấu tranh" tiếp theo sau đó của anh Khoa có cái gì đó thái quá.
    Có thể do anh Khoa quá hăng hái, có thể tinh thần anh Khoa hơi hoắng, cũng có thể sau vụ "người đương thời" anh không được cân bằng.
    Xin nói thật, tôi là một nhà báo, sĩ quan cao cấp quân dội và hơn 20 năm trước cũng là một giáo viên phổ thông, tôi cảm thấy cái phông văn hoá của anh Khoa hơi cạn và hẹp. Giá mà anh biết chút ít về lão tử, khổng tử... thì chắc anh đã là một tượng đài sau vụ 2006
    ,
    Bùi Minh, Khương Trung-Hà Nội, gửi lúc 19/05/2010 07:22:11
    Quả thật khi đọc được tin này, tôi thât buồn. Tôi cũng không rõ bởi tôi buồn vì một người như anh quá đơn độc trong môi trường làm việc (chưa dám nói đến trong cuộc sống hàng ngày) hay tôi buồn cho những điều lớn lao hơn...Xin được chia sẻ với anh và gia đình. Luôn luôn chúc anh mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, các cháu học hành tiến tới và thành đạt.
    ,
    Minh Việt, Hoàng Mai, Hà Nội, gửi lúc 19/05/2010 07:16:5

    Thật buồn cho thầy Khoa và toàn bộ hệ thống giáo dục VN. Thầy quá cô độc trên con đường này.
    ,
    Trang, Hải phòng, gửi lúc 19/05/2010 08:26:07
    Buồn quá, anh Khoa ơi ! thực ra không phải bây giờ chúng tôi mới nhìn thấy kết cục này của anh mà tôi và nhiều người bạn khi nói chuyện với nhau về việc của anh kể từ khi anh lên Tivi đều đã nhìn thấy rồi, những tiêu cực mà anh nêu ra và báo chí ầm ỹ đưa tin đâu phải khi anh quay clip thì người ta mới biết nó có hàng chục năm nay rồi, đấu tranh với nó thì ngưoif ta không phải chỉ cần nhiệt tình thôi là không đủ mà anh lại qua đơn độc với 01 trái tim nóng và 01 cái đầu nóng.
    Quyết định của anh lẽ ra nên sớm hơn thì tôi cảm thấy phục hơn nhưng dù sao đó là 01 quyết định đúng. Chúc anh có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn!
    ,
    Lê An Huy, Ba Đình, Hà Nội, gửi lúc 19/05/2010 08:24:13
    Những việc thầy Khoa đã làm dung hay sai các cơ quan chức năng sẽ xem xét, nhưng cái được của thầy Khoa là đã dám nói và làm những việc mình cho là sai trái, sống đúng với suy nghĩ của mình, nó đã tạo nên luồng dư luận khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến những bất cập của ngành giáo dục. Ai cũng mong muốn nền giáo duc nước nhà lành mạnh và có hiệu quả thực sự hơn. Chúc thầy luôn mạnh khoẻ.
    ,
    nguyen anh chien, hai phong, gửi lúc 19/05/2010 08:23:13
    Không phải chỉ riêng nganh giáo dục mà rất nhiều những ngành khác ở Việt Nam đang rất cần có những người dũng cảm như vậy. Thiết nghị, Nhà nước nên có sự hỗ trợ về việc làm cho Thầy Khoa
    ,
    Độc giả, gửi lúc 19/05/2010 08:21:59
    Bài báo làm tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở. Sự dối trá phải chăng đang được nhiều người chấp nhận và chúng ta đang đầu độc nhiều người trẻ?
    ,
    KIEU MIMH, 266 doi can, gửi lúc 19/05/2010 08:18:2

    chúc anh thành công với lựa chọn của mình
    ,
    virgin0410, gửi lúc 19/05/2010 08:36:28
    Thật cảm thông với thầy Khoa. Thầy đã bất lực do chúng ta đã bất lực. Nhưng vì sao chúng ta lại bất lực? Vì chính chúng ta cũng chưa biết chúng ta là ai.
    ,
    Nguyễn Xuân Tùng, Tp.Hồ Chí Minh, gửi lúc 19/05/2010 08:35:26
    Cái kết cục của người hùng chống tiêu cực trong ngành giáo dục Đỗ Việt Khoa thật chua xót.
    Thầy buộc phải từ bỏ cái nghề mà mình yêu thích, gắn bó gần 20 năm nay. Cuộc sống phía trước của thầy Khoa và gia đình chắc sẽ muôn vàn khó khăn và lắm nỗi dày vò.
    Từ bài học cay đắng của Thầy có lẽ sẽ làm chùn bước nhiều người đang dấn thân đấu tranh cho sự lành mạnh hóa xã hội.
    Thầy thất bại vì thầy không có chỗ dựa, vì nhiều đồng nghiệp ngoảnh mặt đi, vì cơ quan chức năng làm ngơ, bao che cho tiêu cực ....
    ,
    Nguyễn Lê Minh Khôi, 187C/6 Trần Vĩnh Kiết, An Bình, Ninh Kiều, TPCT, gửi lúc 19/05/2010 08:33:03
    Dù sao cũng mừng, vì anh đã có 1 quyết định đúng đắn để giải tỏa tâm lý luôn luôn bị đè nén. Trong xã hội còn nhiều cách kiếm tiền lương thiện để duy trì cuộc sống. Chúc anh có những ngày tháng thanh thản, vui vẻ bên vợ con.
    ,
    Đỗ Hoàng Chính, Hà Nội, gửi lúc 19/05/2010 08:30:29
    anh Khoa ơi, anh cứ vui vẻ với quyết định của mình đi. Tôi tin tưởng anh sẽ gặp may mắn, cố gắng lên anh nhé!
    ,
    Nguyen Hoang Manh, gửi lúc 19/05/2010 08:28:26

    Thật là đáng thất vọng cho ngành giáo dục.
    Có mỗi chuyện như vậy mà ko giải quyết dứt điểm rõ ràng.
    Cứ như này thì ai còn đấu tranh
    ,
    duong, hanoi, gửi lúc 19/05/2010 08:57:04
    Mong những điều tốt đẹp sẽ đến với anh.
    ,
    Thanh Vu, gửi lúc 19/05/2010 08:56:45
    Người ta thường nói: "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", nhưng tôi thấy mình anh đã làm nên một "hòn núi cao" rồi đấy. Tôi thấy tiêu cực vẫn còn, còn nhiều lắm nhưng có lẽ bước đầu chúng ta đã bài chế, nghiên cứu ra loại thuốc chống lại nó - đó là "hãy lên tiếng với những sai phạm". Tôi không biết người khác nghĩ về anh thế nào nhưng riêng tôi thấy anh thật dũng cảm. Xin được cám ơn anh!
    ,
    Lê Văn Cảnh, Phạm Văn Thuận, TP.Biên Hòa, Đồng Nai, gửi lúc 19/05/2010 08:54:57
    Nghỉ việc là hợp lý.
    Sống và làm việc trong môi trường tập thể mà trong công việc, sinh hoạt mà cứ phải "đề phòng" thì mệt mỏi lắm.
    "Khôn ngoan đá đẩy người ngoài
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"
    Tại sao mấy chục năm trong nghề không đấu tranh chống tiêu cực mãi đến năm 2006 mới nổ súng. Muốn chứng minh mình trong sạch thì chỉ cần lấy phiếu tín nhiệm các thế hệ học sinh trước đây của thầy đã dạy là biết ngay thôi mà.
    Cơ quan cấp trên sinh ra đâu để xử lý đơn kiện cho một người. kiện từ cái lớn đến cái không đáng kiện, hở ra là kiện.
    Việc 3 năm không hoàn thành nhiệm vụ tôi khẳng định là đúng. Một người thầy chỉ đi lo kiện thì làm sao toàn tâm toàn ý cho việc dạy được nữa.
    ,
    hai le thanh, Ninh Binh, gửi lúc 19/05/2010 08:37:29
    Chúc Thầy Khoa mạnh khỏe, và sau này nếu Thầy làm gì, hay ở cương vị nào cũng vẫn giữ được bản chất của một người Thầy như những gì Thầy có.
    ,
    Hoàng Thị Mỵ, 19E nguyễn Hữu Cảnh, Bình thạnh, gửi lúc 19/05/2010 08:36:56

    Tôi rất chia sẻ với anh, và hiểu rằng đối với một nhà giáo - bỏ nghề là lựa chọn đau đớn nhất. Nhưng có lẽ, một mình anh là chưa đủ....
    Ở đây, có lẽ điều dễ nhận thấy nhất đó là sự bất lực của Bộ GDĐT, thể hiện rõ cái chân lý "Trên bảo dưới không nghe", đó là sự thờ ơ vô trách nhiệm của lãnh đạo Sở GDDT Hà Nội, và chúng ta có quyền đặt nghi vấn về những vấn đề cửa sau trong nghành giáo dục.
    Chúng ta có thể sai khi sản xuất một chi tiết máy móc nào đó, chũng ta có thể thử nghiệm một phương án sản xuất kinh doanh nào đó, vì chúng ta có thể làm lại. Nhưng với nghành giáo dục - Sai - nghĩa là làm hỏng cả một thế hệ.
    Anh Khoa kính mến! Tôi nghĩ thế này, đến giờ này anh cũng đừng bận tâm đến việc anh hết ý chí hay chưa, thua cuộc hay không thua cuộc mà hãy nghĩ rằng các lãnh đạo của anh - Những người quyền cao hơn anh, bổng lộc hơn anh đã bất lực, đã thua cuộc rồi. Cho nhẹ người anh ạ.
    Tôi có một chân lý đó là: Nghề là cái cần câu cơm, nghề gì cũng tốt miễn là nó kiếm ra tiền một cách lương thiện. Cho nên hãy để vợ con anh thanh thản theo đúng tiêu chí ấy - "Kiếm tiền lương thiện" anh ạ! Học hay không, học cao hay thấp cũng chỉ để kiếm tiền thôi, khác biệt giữa chũng là cơ hội tham nhũng, bòn rút nhàn nhã so với bán sức lấy tiền.
    Chúc anh và gia đình khỏe! Vững tin với lựa chọn của mình!
    Tôi tin anh vẫn là Nhà Giáo chân chính!
    ,
    Lê Ngọc, số 6 Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội, gửi lúc 19/05/2010 09:11:27
    Người đương thời không thức thời! Hệ quả tất yếu là sự ra đi như vậy!
    ,
    Hoang Lan , Ha Noi, gửi lúc 19/05/2010 09:11:16
    Đọc bài này, quay lại một loạt bài về THPT Vân Tảo và "Người đương thời"... thấy một nỗi buồn lặng sâu trong lòng.
    Bỏ nghề này, tìm sang nghề khác để kiếm sống, khó lắm, đâu có dễ!
    ,
    Minh Anh, Hà Nội, gửi lúc 19/05/2010 09:07:08
    Nghe Thầy Khoa nghỉ việc, thực sự rất buồn, qua báo chí tôi cũng đã đoán kết cục từ lâu. Chúc Thầy nhiều may mắn!
    ,
    HVH, SG, gửi lúc 19/05/2010 09:03:05
    Tôi rất hiểu tâm trạng của thầy Khoa, bởi tôi cũng là một giáo viên sống trong môi trường giáo dục đó. Nơi tôi dạy không đến nỗi phải có những tiêu cực như thế nhưng thật sự mà nói hiếm ở trường nào có môi trường giáo dục lành mạnh 100%. Bản thân giáo viên cũng ghen tị, ganh đua... Rồi thì đủ thứ vấn đề mà những người nào có lương tâm không thể không chua xót.
    ,
    Phạm Duy Nghĩa, 76/4 Âu Dương Lân, gửi lúc 19/05/2010 08:58:26

    Đọc xong bài viết tôi thấy lòng tiếc nuối và chạnh buồn, nhói đau. Tôi cũng không biết mình nên bình luận điều gì.
    Mong anh thu xếp nghỉ ngơi cho khoẻ, đừng quá suy nghĩ thêm bệnh.
    ,
    Đinh Tiến Dũng, Nguyễn Du, Hà Nội, gửi lúc 19/05/2010 09:50:08
    Nghĩ về thầy Khoa thì cũng thấy tội cho thầy thật.
    Nhưng thầy có nghĩ rằng con người ai cũng không thể hoàn hảo cả phải không, xã hội bao giờ cũng có hai mặt tốt và xấu. nhưng thầy khoa chắc chỉ thấy được mặt xấu mà thôi.
    Thầy có biết bao nhiêu học sinh miền núi bây giờ bỏ học hoặc không học tiếp cấp 3 nữa không? chỉ vì các em và phụ huynh có một tâm lý sau ba năm học cũng chẳng được cái gì vì không thể thi đậu TN.
    Như vậy chúng ta vô tình làm cho một số người dân bản chất trình độ kém lại càng đui chột thêm. bởi cái trình độ phổ thông cũng không tiếp cận hết. 
    ,
    văn thái sơn, Nghệ An, gửi lúc 19/05/2010 09:42:58
    Ngắm nhìn khuôn mặt và ánh mắt thầy Khoa - đối chiếu với khoa xem tướng , thì những người này tính tình bộc trực , trung thực thẳng thắn, không biết mưu mô thủ đoạn ,ít vụ lợi cơ hội.
    Từ đó thấy rằng việc đấu tranh chống tiêu cực của Thầy Khoa là vì lợi ích chung và đáng phải lên tiếng. nếu vì danh lợi bản thân thì sau khi nổi tiếng năm 2006 , người ta sẽ mãn nguyện.
    Nhưng thầy Khoa đã không thế..thầy không nửa vời mà đấu tranh đến cùng cho dù biết thế là " Rất dại" sẽ gánh thiệt thòi cho bản thân và gia đình.
    Lối sống ngại va chạm. lối sống ba phải, an phận thủ thường , lối sống dĩ hòa vi quý sẽ thui chột tinh thần đấu tranh ..và theo nguyên lý của Mác..chúng ta sẽ rất chậm phát triển.
    ,
    Nguyễn Nguyên, ViệtNam, gửi lúc 19/05/2010 09:42:26
    Đọc xong bài này trong lòng tôi cảm thấy một sự đau đớn,xót xa, không phải cho riêng anh mà ngay với chính bản thân tôi. Mỗi chúng ta vẫn phải đang sống chung với nó, không phải riêng ngành giáo dục đâu mà rất nhiều rất nhiều chuyện trong các lĩnh vực khác nữa.
    ,
    nguyen ba, Ha Long, gửi lúc 19/05/2010 09:32:48
    Chuyện thật hay đùa vậy?

    Dù thế nào đi chăng nữa, thì chẳng lẽ các cấp các ngành, Sở lại nhắm mắt làm ngơ trước vụ việc này ư?

    Hay là các vị cho rằng Thầy Khoa có vấn đề về tâm lý?
    ,
    Trang Hoang, Ha Nam, gửi lúc 19/05/2010 09:16:2

    Chúc thầy thành công với con đường mới, và hy vọng nó sẽ đem tới sự thanh thản cho thầy!
    ,
    lê minh anh, số 15 ngõ 36 phố Đào Tấn, gửi lúc 19/05/2010 19:20:07
    Đổi lại thì gia đình, vợ con thầy phải chịu hậu quả như vậy là không đáng. Xã hội cần phải đem lại sự yên bình cho cuộc sống của gia đình Thầy nhất là đối với vợ và con của Thầy. Dù sao tôi cũng sẽ luôn đứng về phía Thầy.
    ,
    Phạm Thu Nga, Bà Rịa- Vũng Tàu, gửi lúc 19/05/2010 09:56:58
    Tôi còn quá trẻ để góp ý kiến về một người lớn tuổi hơn tôi. Tôi chỉ xin gửi đến thầy Khoa một số suy nghĩ riêng của mình.
    Quyết đinh của thầy thật sáng suốt nhưng tôi nghĩ thầy nên ra quyết định ấy sớm hơn thì có lẽ tốt hơn rất nhiều.
    Với 20 năm kinh nghiệm làm giáo viên nhưng thầy ra quyết định thật trễ để khi thầy bước ra đi tuy là ngẩng cao đầu nhưng chắc rằng lòng thầy thật chua xót.
    Thầy đã làm gì sai để phải ra đi trong một tâm thế như vậy. Theo em cái sai của thầy là thầy chọn một con đường đi quá đơn độc để không thể đủ sức mà đi tiếp.
    Em là một người trẻ và thực dụng. Bởi vì trẻ và thực dụng nên em sẽ chọn cho mình con đường khác. Thầy nghĩ rằng mình có đủ sức lực để đấu tranh ư? Thật sai lầm, và cái sai lầm đó đã thể hiện rất rõ trong hoàn cảnh của thầy lúc này. Trong xã hội này không chỉ mình thầy biết đấu tranh chống tiêu cực đâu mà còn nhiều và rất nhiều người khác nữa, trong đó có cả em.
    Đất nước ta đấu tranh giành độc lập đâu phải chỉ bằng hô hào và phụ thuộc vào một cá nhân kiệt xuất nào mà là sự hợp sức của toàn dân tộc. Và cũng phải mất hơn một thế kỷ chúng ta mới có độc lập hoàn toàn.
    Vậy thầy hãy nhìn lại mình đi, trong cuộc đấu tranh ấy, sức mạnh hợp lực của thầy là gì. Thầy quá đơn độc. Đâu đó cũng có những người đấu tranh như thầy nhưng kết cục là gì. Vài bài báo, vài người bị "khiển trách, cảnh cáo hoặc không bị gì cả". Rồi mọi việc lại "im lặng đáng sợ" và những người đó cũng rơi vào hoàn cảnh như thầy. Công sức của tất cả những người như thầy đã đủ mạnh để thay đổi hoàn cảnh chưa? Em xin thưa là chưa và có lẽ những "nhà lãnh đạo" ấy còn rung đùi khoái chí vì "ta vẫn yên vị" mà nhìn thầy ra đi.
    Em từng là một giáo viên. Gia đình em toàn giáo viên. Chị em đã nhiều năm nay ăn tết với 50 hoặc 100 nghìn. Nói đến đây em như nghẹn lại.
    Con đường của thầy là gì? Là đấu tranh mà không gắn kết với xã hội. Em tôn trọng sự đấu tranh của thầy nhưng theo em nó không khác gì một sự chơi ngông và nông nổi.
    Sao thầy không chọn cho mình con đường tiếp tục giảng dạy. Với 20 năm kinh nghiệm, em nghĩ thầy đủ lực để truyền cho biết bao thế hệ học sinh của mình sự trung thực và ngọn lửa quyết tâm chống tiêu cực. Rồi bao lớp thế hệ ấy lại truyền tiếp cho biết bao người khác. Sức mạnh chống tiêu cực khi đó thật to lớn. Thầy cũng đâu cần thiết phải cứ bám trụ ngôi trường đó để phải ra đi như bây giờ.
    Sau năm 2006 ấy, nếu thầy chọn cho mình một bước ngoặt mới, một ngôi trường mới, tư thục hay nhà nước đâu khác gì nhau trong việc truyền thụ. "Nếu như" thầy làm vậy thì con đường đấu tranh của thấy đã không thể rơi vào ngõ cụt như bây giờ.
    Em không còn làm giáo viên vì em chưa sống đủ lâu với nghề để "yêu quý", tiếp tục làm "thầy" và phải chấp nhận tồn tại ở ngôi trường ấy. Em chọn cho mình hướng đi khác. Nhưng khao khát chống tiêu cực vẫn chưa hết trong em. Và em cũng sẽ truyền nó cho bạn bè, đồng nghiệp, cho người thân và cho con cháu của mình.
    Chúc thầy nhiều sức khỏe và đứng vững trong thời gian tới!
    ,
    Trần Nam, Tp. HCM, gửi lúc 19/05/2010 09:55:35
    Với Anh Khoa
    Anh đã đấu tranh cho XH để mục đích cho việc đào tạo lớp trẻ tuong lai của đất nươc và hy vọng sẽ có thay đỏi tích cực; Nhưng trên thực tế thật khó khăn quá. Sức lực của anh Khoa và một số người cố làmchuyển biến nền giáo dục hiện tại như thế chưa đủ cần phải có một phương thuôc gì đây? khi dòng nước xoáy tham, sân ,si đang cuồn cuộn chảy...
    Chúng tôi coi hành động của anh vừa qua là anh hùng và mãi mãi xã hội ghi nhận hành động của anh. Chúng tôi khuyên anh thời gian còn lai làm cho tốt công việc của người chồng và người cha
    Đôi lời trao đổi với các nhà giáo dục:
    Bác Hồ đã từng dạy: Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người; Nền giáo dục hiện tại sẽ ảnh hưởng tới đất nước là:? Và nếu như ai đó lo lắng cho nền GD cửa đất nước thi hãy suy xét từ nền tảng để xây dựng cho ngôi nhà GD của đất nước ta là đâu? và từ cái gì? Để giúp cho các nhà hoạch định về giáo dục cần phải nghiên cứu sách Thánh Hiền
    ,
    Do Van Quan , Đ.Đa HN, gửi lúc 19/05/2010 09:55:20
    Sáng nay, sau khi đọc bài " Người đương thời" Đỗ Việt Khoa giã từ nghề giáo tôi cảm thấy rất buồn và cảm thấy môi trường giáo dục của chúng ta hiện nay còn nhiều chuyện phải suy nghĩ lại. Hồi đó lúc thầy Khoa tố cáo tiêu cực, tôi cảm thấy vui và mừng lắm vì đã có người dám nói sự thật, chuyện đó không dễ chút nào vì nhiều người đã biết tiêu cực trong giáo dục từ lâu mà có ai dám lên tiếng đâu? Tôi thiết nghĩ đó là khởi nguồn cho các cuộc chống tiêu cực tiếp theo, nhưng từ đó tới nay tôi không nghe báo chí hay ai nhắc nhiều đến "tố cáo tiêu cực" bởi ai cũng sợ đụng chạm. Ông bà mình có câu " Sự thật mất lòng", mất lòng là " tiêu đời' nên từ " chống tiêu cực" chỉ là cụm từ nói nhiều trên giấy tờ và là đề tài bàn luận ở quán cà phê thì nhiều chứ có ai dám đứng ra tố cáo tiêu cực đâu?
    Tôi nghĩ muốn nền giáo dục nước nhà phát triển đi lên, cần phải có rất nhiều, rất nhiều người như thầy Khoa. Tôi rất thông cảm với nỗi buồn của thầy Khoa, xin thầy Khoa hãy cố lên, thầy đã thành công vì đã sống thật với mình. Trong suỹ nghĩ của tôi, tôi vô cùng kính nể thầy và xem thầy là một anh hùng.
    Tôi mạo phép xin thay mặt những thầy cô giáo có tâm huyết với nghề xin chúc thầy mau chóng qua nổi buồn hiện tại, tìm được công việc mới ở một trường khác và sẽ hạnh phúc hơn ở một trường mới.
    Bùi Trung Mến
    ,
    Bùi Trung Mến, 1101- Trần Hưng Đạo - Phường 7-Thị xã Vị Thanh- Hậu Giang, gửi lúc 19/05/2010 09:54:57

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét